Hạnh phúc có lẽ không phải là việc đứng trên đỉnh núi, mà là hàng ngày tiến lên hướng dần về phía trước

Kính gửi thầy Hiệu trưởng,

Thân gửi các đồng phụ huynh,

 

Vào buổi tối mùa Xuân sáng trăng đẹp trời, mình nhìn bạn lớn nói chuyện bằng tiếng Anh với bạn bé, không khí vui nhộn, không lo lắng gì cho lịch thi, lịch kiểm tra, trong lòng mình rất vui.

Bạn nhà mình học lớp 2, qua học kỳ I vắt chân lên cổ, học kỳ II bạn tự chủ động làm mỗi tuần một assignment của môn Nhân văn (Humanities), một của môn Toán (Math). Hôm nay bạn tự khoe, Math hôm nay tricky quá mẹ ạ, con được 40% mẹ ạ. Mẹ cháu thì thấy vui quá vì con tự giác làm bài, tự nhìn ra sức mình.

Hạnh phúc có lẽ không phải là việc đứng trên đỉnh núi, mà là hàng ngày tiến lên từ từ, hướng dần về phía trước.

Và trong lúc bồi hồi thì mẹ cháu có một băn khoăn, muốn chia sẻ với thầy Hiệu trưởng và các phụ huynh khác. Điều băn khoăn này xuất phát từ câu nói “Dân ta phải biết sử ta.” Các bạn học sinh của MVA rồi sẽ có mặt bằng kiến thức không thua kém các kiến thức chung của thế giới. Nhưng về chính Việt Nam, đối với các bạn fulltime thì việc học hai môn Lịch Sử và Văn học Việt Nam là cần thiết, để các bạn hiểu rõ về dân tộc mình trước khi bước chân ra thế giới.

Thầy Hiệu trưởng có thể tổ chức lớp học về Lịch sử và Văn học Việt Nam được không thầy ơi? Tất nhiên hình thức thế nào để vừa đủ hay, hấp dẫn, đủ truyền tải những thông tin quan trọng nhất thì cần thời gian và công sức của Nhà trường.

Một hình ảnh nhỏ khi Tổng thống Obama đã đọc câu Kiều khi sang Việt Nam chắc chắn là một ví dụ sâu sắc về tầm quan trọng của Lịch sử và Văn học Việt Nam.

Xin cảm ơn Thầy hiệu trưởng và các phụ huynh đã đọc chia sẻ của mình.

 

Bài chia sẻ của mẹ Phạm Thị Lan Anh ngày 5/4/2021.