Chào các phụ huynh MVA thân mến,
Xin được chia sẻ với các bố mẹ vì sao gia đình mình lại chọn mô hình giáo dục trực tuyến cho bé.
Nhà mình ở ngoại thành Hà Nội. Mình có một cháu 10 tuổi đang theo học lớp 5 ở MVA. Thú thực, mình là một ông bố đại diện cho phần lớn các ông bố ở Việt Nam hiện nay là chỉ dành thời gian cho công việc, bia rượu, bạn bè, đồng nghiệp. Mọi gánh nặng kèm dạy con do bà xã đảm đang giành hết. Đôi khi mình nói đùa với con “Bố là Chủ tịch chỉ định hướng còn lại triển khai thế nào là do mẹ con.”
Ngay từ đầu, hai vợ chồng đã xác định là bé nhà mình ngoài giáo dục ở trường làng thì phải được lĩnh hội thêm một nền giáo dục khác, dù chưa biết cái khác ở đây là đâu. Cháu phải được học những gì mà giáo dục công không dạy, bố mẹ không được dạy và không biết cách dạy. Du học thì khả năng kinh tế của gia đình là không khả thi, trừ khi bé phải nỗ lực và học xuất sắc để kiếm học bổng.
Từ việc xác định như vậy, gia đình mình đã quyết định Tiếng Anh là ưu tiên số một. Bé phải dùng tiếng Anh để có thể tiếp cận được kiến thức và những cái khác đó. Và cái khó nảy sinh, đó là bé sẽ học tiếng Anh với ai và như thế nào khi mà bố mẹ vốn tiếng Anh chỉ biết “hello,goodbye”, cơ hội học tiếng Anh ở trường làng gần như bằng 0, trung tâm gần nhà thì không đề cao, trung tâm lớn có uy tín thì gia đình không đủ tiền và cũng không đưa đón được. Hai vợ chồng đang băn khoăn chưa tìm ra lỗi thoát thì bà xã được người bạn giới thiệu cho nhóm học miễn phí “Tiếng Anh Nghé con” của một giáo viên hiện đang định cư ở Mỹ. Nhóm học này hoàn toàn học thông qua máy tính và internet, chủ yếu tập trung vào học cách đọc, cách đánh vần tiếng Anh cho chuẩn theo quy tắc. Cái này bố mẹ trước đây học tiếng Anh không được học nên đọc sai hết.
Qua “Tiếng Anh Nghé con”, nhà mình được biết đến “Tiếng Anh Bạn Gấu” và bé trở thành học trò của lớp Tiếng Anh Bạn Gấu. Nói dài dòng như vậy để chia sẻ rằng bé nhà mình hoàn toàn học tiếng Anh trực tuyến, mà theo cách nghĩ trước đây thì bé không có môi trường để học tiếng Anh.
Đến bây giờ mình yên tâm với khả năng nghe nói hiểu tiếng Anh của bé. Mười tuổi, cháu có thể đọc những cuốn truyện tiếng Anh dày hơn 100 trang, cháu có thể bắt chuyện với người ngoại quốc, xem phim, nghe ca nhạc, xem các video clip giải thích khoa học đơn giản hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Cũng trong một lần tình cờ vào cà phê sách thư viện Đông Tây, mình đọc được cuốn sách “Lớp học đột phá” của hai giáo sư trường Harvard. Mình mất một buổi chiều để đọc cuốn sách đó, sách bàn về giáo dục nhưng cũng nói rất nhiều về kinh doanh những “sản phẩm đột phá”. Băn khoăn về vấn đề con “Học cái gì và ở đâu?” đã bước đầu hình thành trong đầu. Mình tin rằng giáo dục trực tuyến sẽ là một sản phẩm giáo dục đột phá khi giáo dục được kết hợp với công nghệ thông tin. Nó sẽ là xu hướng có thể tồn tại song song và cạnh tranh thay thế với giáo dục truyền thống như máy ảnh kỹ thuật số ra đời và được sử dụng rộng rãi hơn so với máy ảnh cơ chuyên dụng, nhạc nén thay thế đĩa CD, hay nghe đĩa CD thay cho nhà việc đến nhà hát nghe hát trực tiếp. Và biết đâu năm hay mười năm nữa, giáo dục trực tuyến sẽ là một xu hướng; sẽ có nhiều trường trung học, đại học trực tuyến mà bé nhà mình có thể tham gia. Khi đó mình đã có suy nghĩ bé nhà mình sẽ học trường trực tuyến, nhưng học với ai và bao giờ thì vẫn là câu hỏi lớn.
Và một buổi tối như mọi hôm về nhà sau khi đã say say tê tê ở quán Bia hơi, bà xã bảo “Anh yêu quý, chú Gấu mở trường trực tuyến, đang mở đăng ký đặt chỗ. Nhà mình có cho con học không?” Như được dội một xô nước lạnh, đang tây tây say trong hơi men, mình tự nhiên tỉnh táo hoàn toàn và lấy tư cách là “Chủ tịch” trong nhà ra quyết định luôn cho Bà xã là phải đăng ký ngay. Hai mẹ con có trách nhiệm triển khai ngay và luôn, còn ngân sách với tầm hai trăm triệu trong 48 tháng thì Bố lo được. Như vậy con mình sẽ được tiếp cận nền giáo dục tiên tiến với chi phí hợp lý rồi! Sự việc đã đến sớm hơn dự đoán.
Bé Hùng đọc diễn cảm bài thơ “The Giving Tree” của tác giả Shel Silverstein